THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA LAO ĐỘNG NỮ PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA LAO ĐỘNG NỮ PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
VŨ MỘNG ĐÓA
Tóm tắt: 
Lao động nữ phi chính thức (LĐNPCT) là nhóm người dễ bị tổn thương, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp và thường không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Tại thành phố Đà Lạt, LĐNPCT phần lớn là người nhập cư đến từ các tỉnh thành trong cả nước, làm việc theo mùa vụ, không có hộ khẩu thường trú, phải thuê nhà, gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận các chương trình, chính sách và các dịch vụ xã hội. Bài viết là một phần kết quả thuộc đề tài “Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt” được thực hiện trong thời gian từ 2019 - 2021. Thông qua việc nghiên cứu 367 LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt cũng như phỏng vấn sâu LĐNPCT, cán bộ Hội LHPN tỉnh và thành phố… Bài viết tập trung tìm hiểu về thực trạng tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội (CTXH) của LĐNPCT từ đó đề xuất những mô hình, chương trình hỗ trợ hiệu quả cho nhóm đối tượng yếu thế này. Phát hiện chính từ nghiên cứu chỉ ra rằng LĐNPCT chưa được tiếp cận với dịch vụ CTXH do không có thời gian và thiếu nguồn lực hỗ trợ. Việc hỗ trợ LĐNPCT tiếp cận dịch vụ CTXH được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) nhằm hướng đến mục tiêu công bằng, bình đẳng và đảm bảo ASXH cho mọi người dân.
Từ khóa: 
informal women workers
Social work services
social security
access
Tham khảo: 

[1] Bertrand, J., Hardee. K., Magnani.R., & Angle.M., (1995). “Tiếp cận, Chất lượng và các Rào cản về y tế với các chương trình Kế hoạch hóa gia đình”, Tạp chí International Family Planning Perspective 21.

[2] Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, UNICEF (2014). Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Phát triển nghề Công Tác Xã Hội tại Việt Nam.

[3] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội & UNICEF (2014). Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Phát triển nghề Công Tác Xã Hội tại Việt Nam.

[4] Công an Thành phố Đà Lạt (2020). Thống kê số liệu lao động tự do cuối năm 2020.

[5] Hội Phụ nữ thành phố Đà Lạt (2019). Báo cáo hoạt động phong trào Phụ nữ năm 2019.

[6] Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng (2018). Báo cáo hoạt động phong trào Phụ nữ năm 2018

[7] ILO (2018). World Employment Social Outlook Trends of Women 2018.

[8] Nguyễn Hải Hữu (2019). Phát triển dịch vụ công tác xã hội. Hội thảo khoa học quốc tế Nghề công tác xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực hành.

[9] Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2020). Niên Giám Thống kê Lâm Đồng 2020. Lâm Đồng: Nxb Thống kê.

[10] Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Lạt (2020). Báo cáo tổng kết công tác lao động người có công và xã hội năm 2020

[11] Tổng cục thống kê/ILO (2016). Báo cáo Lao động phi chính thức 2016. Hà Nội: Nxb Hồng Đức.

[12] Trần Đình Tuấn (2010). Công tác xã hội lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[13] Viện Khoa học Lao động và Xã hội & GIZ. (2011). Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam. Hà Nội: Tổ chức GIZ và Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

How to Cite: 
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN, VŨ MỘNG ĐÓA, ,2021, THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA LAO ĐỘNG NỮ PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG, Tạp chí khoa học phụ nữ, 12-22, 4, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/thuc-trang-tiep-can-dich-vu-cong-tac-xa-hoi-cua-lao-dong-nu-phi-chinh-thuc-tai-thanh-pho-da-lat-tinh)

Bài viết cùng số