Tóm tắt:
Môi trường học tập của thế kỷ 21 cần đổi mới định hướng vì cần phải dựa trên công nghệ, có tính mở và linh hoạt. Khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành ngày một tăng và nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo phải đào tạo những người thực hành năng động. Vì vậy, lựa chọn cách tiếp cận phù hợp dựa trên kết quả đầu ra gắn với học thuyết kiến tạo nhằm phát triển năng lực sinh viên trong giáo dục đại học ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Phụ nữ Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Học viện Phụ nữ Việt Nam nói chung, khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đang trong giai đoạn “chuyển mình” dần để “thích ứng” với sự thay đổi về cách tiếp cận trên. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu quan điểm của nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên về việc áp dụng dạy học kiến tạo và vai trò của dạy học kiến tạo hiện nay như thế nào. Đồng thời, đề xuất biện pháp áp dụng dạy học kiến tạo theo định hướng phát triển năng lực sinh viên cho ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, giúp cho các nhà quản lý, giảng viên vận dụng linh hoạt vào điều kiện của Học viện.
Tham khảo:
[1] B. Bognar, V. Gajger, Vlatka Ivić. (2016). Constructivist E-Learning in Higher Education. Croatian Journal of Education, 18 (1), 31-46.
[2] Đào Anh Phương. (2017). Một số học thuyết học tập và phương hướng áp dụng các học thuyết học tập trong đào tạo trực tuyến thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. tr. 317-322. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tạp chí:
How to Cite:
PHÙNG THỊ QUỲNH TRANG, ,2020, ÁP DỤNG DẠY HỌC KIẾN TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH, HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN, Tạp chí khoa học phụ nữ, 71-80, 10, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/ap-dung-day-hoc-kien-tao-trong-dao-tao-nganh-quan-tri-kinh-doanh-hoc-vien-phu-nu-viet-nam-theo-dinh)