KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM

KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM

CAO THỊ HỒNG MINH
Tóm tắt: 
Phòng ngừa mua bán người là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu nhằm nỗ lực đưa ra các biện pháp bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em khỏi mọi hình thức bị mua bán, bóc lột. Việt Nam thể hiện sự cam kết cao thông qua ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như có nhiều hoạt động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, hiện tượng này đang có nhiều biến thể tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho việc phòng ngừa, điều tra, xét xử, cũng như cho người dân, khi vô tình trở thành nạn nhân. Bởi vậy, nghiên cứu này sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản: “mua bán người”, “phòng ngừa mua bán người”, phân tích khung chính sách và xác định các yếu tố nguy cơ, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phòng ngừa mua bán người ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết cho thấy, để việc phòng ngừa mua bán người có hiệu quả, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, cần gắn công tác phòng, chống mua bán người với các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của địa phương; Bên cạnh đó, cần truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng, chống mua bán người tới mọi cán bộ, người dân trong cộng đồng.
Từ khóa: 
human trafficking
human trafficking prevention
behavior change communication
Tham khảo: 

[1] Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) (2016). Tài liệu tập huấn liên ngành về phòng, chống mua bán người. Hà Nội.

[2] Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) (2018). Tài liệu tập huấn liên ngành về phòng, chống mua bán người. Hà Nội, Nxb Thanh niên

[3] Bộ Công an, Ban chủ nhiệm dự án 4 (2020), Báo cáo số 1159/BC-BCNDA4 ngày 15/12/2020 về báo cáo Tổng kết Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” giai đoạn 2018-2020.

[4] Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an (2020). Báo cáo số 55/BC-C02-P5 ngày 21/1/2020 về báo cáo Kết quả thực hiện Đề án “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình 130/CP năm 2019.

[5] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2015). Báo cáo số 86/BC-ĐCT ngày 25/9/2015 Tổng kết 5 năm thực hiện Tiểu đề án “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng” giai đoạn 2011 – 2015, dự kiến nội dung trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

[6] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2018). Báo cáo số 183/ ĐCT - CSLP ngày 25 tháng 07 năm 2018 Tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người từ khi Luật Phòng, chống mua bán người năm 2012 có hiệu lực đến hết năm 2017.

[7] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2008). Bộ tài liệu tập huấn liên ngành về phòng, chống buôn bán người, Nxb Công an Nhân dân.

[8] Trần Văn Vệ (2017). Phòng chống mua bán người thông qua hôn nhân có yếu tố nước ngoài - cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, Tạp chí Cảnh sát, số tháng 7/2017.

[9] Tổng cục Thống kê & Tổ chức di cư quốc tế (2012). Nghiên cứu về mua bán trẻ em trai tại Việt Nam, Hà Nội.

[10] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII (2011). Luật Phòng, chống mua bán người.

[11] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 2546/QĐ - TTg ngày 31/12/2015 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020.

How to Cite: 
CAO THỊ HỒNG MINH, ,2020, KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM, Tạp chí khoa học phụ nữ, 39-48, 12, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/khung-chinh-sach-va-mot-so-giai-phap-tang-cuong-phong-ngua-mua-ban-nguoi-o-viet-nam-1)

Bài viết cùng số