Tóm tắt:
Nội dung bài viết phản ánh một phần kết quả nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội
đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” thực hiện năm 2018. Mục
tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng trẻ em bị rối loạn tâm thần (RLT) trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh; tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu của cha mẹ/người nuôi dưỡng trẻ bị RLT
và các dịch vụ công tác xã hội (CTXH) đối với trẻ em bị RLT trên địa bàn tỉnh, từ đó đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ đó. Bằng các
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trên các nhóm khách thể là cha mẹ, người
chăm sóc trẻ em bị RLT, giáo viên mầm non, bác sĩ, cán bộ, nhân viên chăm sóc, trị liệu cho
trẻ em bị RLT tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em bị RLT trên
địa bàn Quảng Ninh chiếm tỉ lệ đáng quan tâm. Những gia đình có trẻ bị RLT đang gặp
nhiều khó khăn trong việc phát hiện, nhận diện loại RLT ở trẻ; khó khăn trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Hầu hết các gia đình đều có nhu cầu được cung cấp kiến thức, kỹ
năng; được tham vấn, tư vấn; được tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ một phần kinh
phí để chăm sóc, giáo dục trẻ RLT một cách tốt nhất nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ can thiệp/hỗ trợ.
đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” thực hiện năm 2018. Mục
tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng trẻ em bị rối loạn tâm thần (RLT) trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh; tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu của cha mẹ/người nuôi dưỡng trẻ bị RLT
và các dịch vụ công tác xã hội (CTXH) đối với trẻ em bị RLT trên địa bàn tỉnh, từ đó đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ đó. Bằng các
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trên các nhóm khách thể là cha mẹ, người
chăm sóc trẻ em bị RLT, giáo viên mầm non, bác sĩ, cán bộ, nhân viên chăm sóc, trị liệu cho
trẻ em bị RLT tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em bị RLT trên
địa bàn Quảng Ninh chiếm tỉ lệ đáng quan tâm. Những gia đình có trẻ bị RLT đang gặp
nhiều khó khăn trong việc phát hiện, nhận diện loại RLT ở trẻ; khó khăn trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Hầu hết các gia đình đều có nhu cầu được cung cấp kiến thức, kỹ
năng; được tham vấn, tư vấn; được tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ một phần kinh
phí để chăm sóc, giáo dục trẻ RLT một cách tốt nhất nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ can thiệp/hỗ trợ.
Tham khảo:
Tạp chí:
How to Cite:
Bùi Thị Mai Đông, ,2021, THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU TRỢ GIÚP CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ TRẺ EM BỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, Tạp chí khoa học phụ nữ, 23-32, 16, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/thuc-trang-kho-khan-va-nhu-cau-tro-giup-cua-cac-gia-dinh-co-tre-em-bi-roi-loan-tam-tren-dia-ban-tinh)