Tứ đức “Công - dung - ngôn - hạnh” là bốn phẩm chất mà người phụ nữ phải tu dưỡng theo quan niệm truyền thống. Trong tư tưởng Nho giáo, “tứ đức” là bốn chuẩn mực đạo đức nền tảng dẫn đường cho hành trình tu dưỡng suốt đời của người phụ nữ. Nội hàm của bốn khái niệm “công - dung - ngôn - hạnh” ít nhiều có sự thay đổi, và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích tứ đức “công - dung - ngôn - hạnh” qua “Nữ quốc dân tu trí” của Phan Bội Châu, từ đó đưa ra một vài bình luận, đánh giá. Quan niệm của Phan Bội Châu thể hiện sự phù hợp với quan niệm truyền thống trong bối cảnh của thời đại lúc bấy giờ là sự giao thoa mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, nhất là văn hóa Pháp. Bài học từ cách làm của Phan Bội Châu rất cần thiết để giữ gìn, phát huy những quan niệm của truyền thống còn giá trị, tốt đẹp, thích hợp trong bối cảnh hiện nay.
CÔNG DUNG NGÔN HẠNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA “NỮ QUỐC DÂN TU TRÍ” CỦA PHAN BỘI CHÂU
CÔNG DUNG NGÔN HẠNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA “NỮ QUỐC DÂN TU TRÍ” CỦA PHAN BỘI CHÂU
Tóm tắt:
Tạp chí:
How to Cite:
Vũ Thị Hải, Huỳnh Nguyên Phát, ,2024, CÔNG DUNG NGÔN HẠNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA “NỮ QUỐC DÂN TU TRÍ” CỦA PHAN BỘI CHÂU, Tạp chí khoa học phụ nữ, 41-48, 26, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/cong-dung-ngon-hanh-cua-nguoi-phu-nu-qua-nu-quoc-dan-tu-tri-cua-phan-boi-chau)